top of page
yen%20tai%20yen_edited.png

Quý Thiên Yến,
  Tinh túy ngàn năm

Tổ Yến chứa rất nhiều chất bổ dưỡng đối với cơ thể, được xếp vào hàng "cao lương mỹ vị" từ ngàn xưa. Là món quà quý giá từ thiên nhiên, cùng với quá trình khai thác, sản xuất chuyên nghiệp, Tổ Yến luôn giữ được vị trí là một thực phẩm có giá trị về mọi mặt. Công dụng tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của Tổ Yến thì tốt hơn rất nhiều so với những món ăn bổ dưỡng khác. Trong Tổ Yến có chứa nhiều khoáng chất và vi chất cùng rất nhiều acid amin quý mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp và chuyển hóa được. 

 

Liều dùng hợp lý nhất cho người lớn là nữa Tổ Yến, dao động từ 3gr đến 5gr cho một lần dùng, trẻ em thì chỉ cần 1 gr là đủ. Thời gian dùng tốt nhất là 30 phút trước khi đi ngủ. Dùng dư thừa với nhu cầu của cơ thể sẽ chỉ gây lãng phí. Bởi các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ hết sẽ bị đào thải hết ra ngoài. 

 

Tuy nhiên với người mang thai 3 tháng đầu, trẻ dưới 1 tuổi và người đang bị cảm cúm là không nên ăn

Vì Tổ Yến là thực phẩm bổ sung có nhiều vi chất bổ dưỡng. Để đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều. Dùng vào lúc trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất. Cần lưu ý là nên uống một ly nước lọc để trung hòa lượng axid trong dạ dày sau khi thức dậy, điều này tốt cho sức khỏe và giúp cơ thể hấp thu Tổ Yến tốt hơn.

Cách chưng Tổ Yến

1. Ngâm Tổ Yến vào nước sôi để nguội khoảng 180 phút đến 300 phút (tùy khẩu vị muốn dai hay mềm), dùng rây để bỏ nước của Tổ Yến đi và cho Tổ Yến vào thố sứ có nắp rồi bỏ vào nồi chưng. Mực nước bên trong thố nên canh theo độ nở của Tổ Yến, từ 4 tới 7 lần kích thước lúc Tổ Yến khô. Có thể gia giảm lượng nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng tùy theo khẩu vị của mỗi người.

2. Với Nồi chưng Tổ Yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt thố Tổ Yến vào, sao cho nước ngập bên ngoài 2/3 thố đựng Tổ Yến là được. Phần Tổ Yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng Tổ Yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), sẽ vô cùng lãng phí.

3. Sau đó bạn đun nước với lửa nhỏ (nước chỉ nên sôi ở mức có bong bóng li ti), chưng trong khoảng 30-50 phút là Tổ Yến chín. Khi Tổ Yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng vào, đảo đều là xong để trong nồi thêm 20 phút nữa rồi ăn. Gừng có tác dụng trung hòa tính hàn của Tổ Yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho món Tổ Yến.

4. Tổ Yến có thể ăn nóng, lạnh hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 3gr-5gr Tổ Yến đã chưng (1 Tổ Yến có thể ăn trong 3 tới 7 ngày) và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất. Nếu chưng nhiều Tổ Yến thì bạn cho tủ lạnh để ăn dần cũng rất ngon.

5. Tổ Yến sẽ mất công dụng nếu bị nấu ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa.  Protein có trong Tổ Yến cũng sẽ bị mất khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Vì vậy bạn hãy luôn nhớ để lửa vừa và nhỏ khi chưng Tổ Yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố chứa tổ yến luôn ở mức khoảng 70-80°C, nước nổi bong bóng li ti chứ không được sôi.

6. Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể họ có thể hấp thu các dưỡng chất của Tổ Yến một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi sợi Tổ Yến thật mềm, thường là từ 120 phút tới 180 phút.

7. Nếu muốn ăn nóng sau khi bảo quản lạnh, chúng ta đun 1 nồi nước ấm, sau đó cho chén hoặc tô đựngTổ Yến vào để hâm nóng từ từ. Tuyệt đối không sử dụng Microware, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

8. Khi chưng Tổ Yến chung với các món khác như súp, cháo, canh,… bởi vì các món ăn thường được nấu trực tiếp với nhiệt độ cao, nên khi chưng thì:

+ Thức ăn được nấu riêng với lửa trực tiếp.

+ Tổ Yến phải được chưng riêng.

+ Sau khi thức ăn chín thì tắt lửa hẳn rồi cho Tổ Yến vào hoặc dùng nước thức ăn hòa vào chén Tổ Yến, làm như vậy sẽ giữ được dưỡng chất của Tổ Yến.

Cách bảo quản Tổ Yến đã chưng và Tổ Yến tươi

Đối với Tổ Yến tươi

Đây là loại Tổ Yến đã được ngâm nước nở ra, và đã được loại hết những tạp chất, lông măng. Đối với Tổ Yến tươi này, chỉ còn 1 công đoạn bỏ lên chưng nữa là có thể dùng được. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta không dùng hết, thì sẽ giữ lại 1 phần để bảo quản.

Để bảo quản Tổ Yến tươi thì trước tiên, chúng ta cần phải vắt cho sợi Tổ Yến khô bớt. Vì sợi Tổ Yến lúc này đã nở tối đa, giữ một lượng nước rất nhiều. Và sau khi vắt khô nước, chúng ta cho vào hộp nhỏ đậy kín hoặc các túi Ziplock vừa vặn.

Cuối cùng là cho vào ngăn mát nếu muốn sử dụng trong vài ngày tới. Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn, ta cho vào tủ đông. Thời gian có thể lên tới 6 tháng, mỗi lần ăn thì chúng ta rã đông tự nhiên và hâm nóng.

*Lưu ý: tốt nhất không nên để hơn 3 tháng để chất lượng và dinh dưỡng của Tổ Yến ở mức tốt nhất.

 

Đối với tổ Yến đã chưng

Tổ Yến sau khi đã được chưng thì tuỳ vào thành phần dùng chung với Tổ Yến mà hạn sử dụng sẽ khác nhau. 

Nếu chưng Tổ Yến với đường phèn hoặc không đường thì bảo quản sẽ lâu hơn. Có thể để bảo quản lạnh tối đa đến 14 ngày.

Nếu chưng Tổ Yến với hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, gừng v.v.. thì tối đa không nên quá 10 ngày. Nhớ là luôn bảo quản trong trong các lọ đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, ta vẫn có thể để tủ đông nhưng cũng không nên quá 2 tuần.

*Lưu ý: Sau khi chưng, lập tức cho Tổ Yến vào tủ đông để giảm nhiệt độ đột ngột. Duy trì trong tủ đông 2- 3 tiếng, sau đó ta dời lên tủ mát để bảo quản. Bằng cách này, ta có thể bảo quản hoàn toàn dưỡng chất có trong Tổ Yến.

Các sai lầm thường gặp khi chưng Tổ Yến

1. Sai lầm khi nấu hoặc hâm lại bằng Microware.

Có nhiều người nấu hoặc hâm Tổ Yến lại bằng Microware để tiết kiệm thời gian. Như mọi người biết sóng nhiệt được phát ra từ Microware có năng lượng và nhiệt độ rất cao, việc làm này sẽ làm cho dưỡng chất và vi chất có trong Tổ Yến mất rất nhanh.

2. Sai lầm khi chưng Tổ Yến trong nồi cơm điện.

Nồi cơm điện bình thường nhiệt độ trên 100°C và việc nấu 1 nồi cơm thường mất hơn 60 phút. Việc chưng Tổ Yến ở nhiệt độ cao và quá lâu thì sẽ làm cho các chất có trong Tổ Yến bay hơi và mất đi.

3. Chưng Tổ Yến quá lâu (trên 200 phút) và quá nhiệt độ (trên 85°C)

4. Chưng Tổ Yến xong mà quên bảo quản lạnh, để Tổ Yến ở bên ngoài quá lâu. Vì vậy, sau khi chưng Tổ Yến xong, thố Tổ Yến nên bỏ vào tủ đông 2 tiếng (nhớ hẹn giờ) sau đó bỏ lại ngăn mát. Làm như vậy sẽ giúp Tổ Yến sau khi chưng sẽ giữ được các dưỡng chất quý giá trong Tổ Yến cho phần lưu trữ để ăn dần.

5. Chưng Tổ Yến trong chén hoặc tô mà không đậy kín. Điều này làm các chất dinh dưỡng trong Tổ Yến bị bay hơi trong lúc chưng. 

6. Chưng Tổ Yến mà nước không ngập hết Tổ Yến

Nhiều bạn có thói quen chưng Tổ Yến để ít nước nhằm cho Tổ Yến được đậm đặc. Tuy nhiên nước khi nóng lên  là môi trường giúp Tổ Yến chưng được nở to, bảo đảm được độ mềm, vì thế nếu thiếu nước khi chưng thì Tổ Yến sẽ không nở được đều, làm giảm sự hấp thu vào cơ thể người ăn. Vì thế, tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể thêm bớt nước cho phù hợp, tuy nhiên theo nguyên tắc cần tuân thủ đó là lượng nước khi chưng phải ngập hết lượng Tổ Yến cần chưng.

8. Chưng Tổ Yến mà cho đường phèn vào ngay từ đầu

Khi chưng Tổ Yến mà cho đường phèn vào ngay từ đầu sẽ làm Tổ Yến không nở được đều và mất đi hương vị đặc trưng của tổ yến. Tốt hơn hết, nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc sau khi đã tắt bếp. Như vậy Tổ Yến mới có thể nở to hơn và giữ được đặc trưng hương vị vốn có của Tổ Yến.

Những cách phân biệt Tổ Yến

- Con chim yến làm tổ từ tuyến nước bọt, dưới lưỡi, tạo thành sợi, các sợi này có thể rời ra khi ngâm vào trong nước nóng khoảng 30-40 phút. Với chiều dài và kích thước các sợi khác nhau và không đều nhau, màu trắng ngà, xám. Còn các sợi yến giả thì luôn luôn có vẻ hoàn hảo hơn và có màu trắng tinh giả tạo.

  - Dùng lửa đốt một phần nhỏ của tổ yến cũng giúp bạn nhận biết tổ yến. 
Tổ Yến thật: sẽ cháy tự nhiên, không có tia lửa hay bụi than bắn ra quá nhiều trong quá trình đốt cháy.
Tổ Yến giả: sẽ có tia lửa lan tỏa, bụi than cùng mùi khét bốc lên nồng nặc gây khó chịu.

  - Tổ Yến thật sẽ không mềm ra trong nước khi ta chưng trên 2 tiếng đồng hồ, nếu Tổ Yến giả làm từ rong biển hay một chất nào khác để thay thế, thì không những tan ra trong nước mà có thể bốc hơi hay biến mất sau khi chưng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ.

  - Tổ Yến thật chất lượng cao có thể giãn phồng lên gấp 4 đến 6 lần kích thước bình thường của sợi sau khi ngâm nước hay đun sôi.

  - Tổ Yến thật chứa Protein tự nhiên, khi chế biến sẽ tỏa ra hương vị riêng của nó là có mùi hơi tanh của lòng trắng trứng gà, còn Tổ Yến giả có mùi thơm điển hình của tinh dầu thực phẩm

  - Tổ Yến vàng hay đỏ, nếu là giả, sẽ có màu óng ánh vì đã cho thêm một lượng thuốc nhuộm. Chính thuốc nhuộm này sẽ hòa tan và ra màu trong nước khi chưng Tổ Yến.

  - Khi soi dưới ánh sáng, Tổ Yến thật đục mờ và cho ánh sáng xuyên qua trong khi Tổ Yến giả có dạng trong và phản chiếu lại ánh sáng.

  - Trọng lượng của một Tổ Yến thật là khoảng 6gr – 12gr. Nếu nặng hơn là Tổ Yến giả hoặc pha nhiều tạp chất.

  - Ngoài ra cần cẩn thận với những Tổ Yến bị độn đường hay muối để tăng trọng lượng. Nếu Tổ Yến có vị mặn hoặc ngọt khi ở trạng thái khô thì đó là Tổ Yến đã bị độn.

Quý Thiên Yến xin chúc quý khách ngon miệng!

bottom of page